Café đenQuán ven đường

Bánh mì sáng | 15.09.2023 | Đức Mẹ Sầu Bi

LỊCH SỬ PHỤNG VỤ

Năm 1011, một nguyện đường đầu tiên dâng kính Đức Mẹ đứng dưới chân thánh giá tại Paderborn, nước Đức. Dòng Citercian và Dòng Phanxicô khởi xướng lòng sùng kính Đức Mẹ Sầu Bi từ thế kỷ XII và thế kỷ XIII.
Từ đó đến năm 1969 có hai lễ Đức Mẹ Sầu Bi:

1. Lễ Đức Mẹ Sầu Bi ngày thứ Sáu sau Chúa nhật Khổ nạn (trước Chúa nhật lễ Lá).
Năm 1423, Công đồng Cologne, nước Đức, thành lập lễ Đức Mẹ đồng thụ nạn (Compassion of Mary) để đền tạ vì tội do bè rối Hussites xúc phạm ảnh tượng Thánh giá vả ảnh tượng Đức Mẹ đứng dưới cây Thánh giá. Năm 1482, Đức Sixtô IV truyền soạn một bài lễ kính Đức Mẹ đau thương, tưởng nhớ Đức Mẹ dưới chân Thánh giá.

Năm 1714, Dòng Tôi tớ Đức Mẹ được phép cử hành lễ Đức Mẹ Sầu Bi vào thứ Sáu tuần Thương khó. Năm 1727, nhờ sự vận động của Dòng Tôi tớ Đức Mẹ, lễ này được Đức Bênêđictô XIII đặt hẳn vào ngày thứ Sáu sau Chúa nhật Khổ nạn.
Năm 1969, lễ này bị bãi bỏ do việc cải tổ Phụng vụ sau Công đồng Vatican II. Lý do việc bãi bỏ ngày lễ Đức Mẹ đau thương ngày thứ Sáu sau Chúa nhật Khổ nạn là vì Giáo hội không muốn mừng hai lần trong một năm một biến cố hay một mầu nhiệm.

2. Lễ Đức Mẹ Sầu Bi ngày 15 tháng Chín
Năm 1668, Dòng Tôi tớ Đức Mẹ được phép Toà thánh mừng lễ Đức Mẹ Sầu Bi ngày Chúa nhật thứ ba tháng Chín.

Năm 1704, Đức Clêmentê XI ban đại xá cho những ai tham dự lễ này.
Năm 1814, Đức Piô VII lập lễ này trong khắp Giáo hội để tạ ơn Đức Mẹ đã giải thoát Đức Thánh Cha khỏi sự quản thúc của vua Napoléon.
Sau này, Đức thánh Piô X quyết định chuyển lễ từ Chúa nhật thứ ba tháng Chín sang ngày 15 tháng 9 sau ngày Suy tôn Thánh giá, để liên kết cuộc đồng thụ nạn của Mẹ Maria với cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Ngoài việc thiết lập Thánh lễ, còn có những hình thức đạo đức kính Đức Mẹ Sầu Bi.

  1. Thánh thi Stabat Mater dolorosa (Mẹ Sầu Bi đứng bên Thánh giá) do tác giả Jacopone di Todi (1230-1306), tu sĩ dòng Phanxicô, và được lưu hành trong khắp Giáo hội từ thế kỷ XIII. Thánh thi này được dùng làm Ca Tiếp Liên đọc trong ngày lễ Đức Mẹ đau thương 15 tháng Chín như ngày nay. 
  2. Lòng sùng kính Đức Mẹ Sầu Bi cũng được lập vào thế kỷ XIV do Chân phúc Henri Susô. 
  3. Ngắm bảy Sự Đau Đớn Đức Mẹ, kèm theo bảy kinh Kính Mừng sau mỗi ngắm, được Dòng Tôi Tớ Đức Mẹ ấn định năm 1646. Trong toàn niên kinh nguyện Giáo phận Bùi Chu, Đức Cha Đaminh Hồ Ngọc Cẩn sửa đổi lại còn một kinh Lạy Cha, một kinh Kính Mừng và một kinh Sáng Danh sau mỗi ngắm.

BẢY SỰ ĐAU ĐỚN ĐỨC MẸ
Năm 1482, Cha Gioan Couderberghe, giáo xứ Flanders, nước Bỉ, bắt đầu giảng về việc sùng kính Bảy Sự Đau Đớn Đức Mẹ: 

  1. Cụ già Simêon nói tiên tri cùng Đức Mẹ (Lc 2:34-35).
  2. Đức Mẹ đem Chúa Giêsu trốn sang nước Ai Cập (Mt 2:13-21).
  3. Chúa Giêsu ở lại trong đền thờ mà Đức Mẹ tìm kiếm Người ba ngày (Lc 2:41-50).
  4. Đức Mẹ gặp Đức Chúa Giêsu vác cây Thánh giá (Ga 19:17).
  5. Đức Mẹ đứng kề Thánh giá Đức Chúa Giêsu… (Ga 19:18-30).
  6. Hai môn đệ hạ xác Chúa Giêsu mà trao cho Đức Mẹ ẵm kính (Ga 19:39-40).
  7. Môn đệ táng xác Chúa Giêsu vào huyệt đá mới (Ga 19:40-42).

(trích từ https://giaophanphucuong.org/me-maria/ngay-15-9-le-duc-me-sau-bi-30300.html)

Mời nghe các bài đọc trong thánh lễ hôm nay:
(Martha đọc)

Nghe hoặc Download Bài đọc MP3 Tại đây

Bài đọc:  Dt 5,7-9
Đức Kitô đã học biết thế nào là vâng phục, và trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu.

Lời Chúa trong thư gửi tín hữu Do-Thái.
Thưa anh em, khi còn sống kiếp phàm nhân, Đức Giê-su đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết. Người đã được nhậm lời, vì có lòng tôn kính. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục; và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người. Đó là lời Chúa.

Nghe hoặc Download Bài Tin Mừng MP3 Tại đây 

Tin Mừng   Ga 19,25-27
Đứng gần thập giá Chúa Giêsu, có thân mẫu Người.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Gioan.
Khi ấy, đứng gần thập giá Đức Giê-su, có thân mẫu Người, chị của bà thân mẫu, bà Ma-ri-a vợ ông Cơ-lô-pát, cùng với bà Ma-ri-a Mác-đa-la. Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con của Bà.” Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là mẹ của anh.” Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. Đó là lời Chúa.

«Voici ta mère.» (Jn 19,25-27)

Bài liên quan

Back to top button